Âm thanh ô tô, âm thanh xe hơi mà ai cũng phải biết

“Tất Tần Tật” về âm thanh ô tô, âm thanh xe hơi mà ai cũng phải biết

Tác giả: Lương Đình Đông Ngày đăng: 31/03/2021

1. Âm thanh theo xe:
1.1. Nguồn phát CD, DVD
1.2. Loa ô tô theo xe
2. Nâng cấp dải trầm (bass):
2.1. Cải thiện âm thanh hiện có bằng lắp sub gầm điện
2.2. Cải thiện âm thanh hiện có bằng lắp sub điện đứng
3. Thay loa theo xe bằng loại tháo xe tốt hơn:
4. Độ âm thanh:
4.1. Đầu CD, DVD, Androi, Đầu đọc Hires Audio
4.2. Nguồn nhạc
4.3. Lưu trữ và cách phát nhạc, video
4.4. Sử dụng thiết bị giải mã để nâng cao chất lượng âm thanh
4.5. Amply và loa
4.6. Ắc quy
4.7. Dây nguồn, tín hiệu và dây loa, phụ kiện
4.8. Chống ồn, tiêu âm, chống rung cánh cửa, thùng loa
5. Lắp đặt, cài đặt và căn chỉnh âm thanh
5.1. Lắp đặt hệ thống âm thanh
5.2. Cài đặt và căn chỉnh âm thanh

Nếu là người yêu thích âm thanh thì với các dòng xe thông dụng ở Việt Nam như Santafe, CR-V, Everest, Ford Ranger, Innova, Altis, Camry, Fortuner, CX5, … sẽ không thể đáp ứng. Với Home, chúng ta có không gian yên tĩnh và ngồi giữa vị trí các loa để thưởng thức. Loa trong thiết bị Home được kê ở độ cao sao cho dải mid và treble rót đúng vào tai người nghe. Âm thanh khi đó đến tai người nghe cùng 1 lúc. Âm thanh Home, âm thanh gia đình đã phát triển từ lâu đời và đến nay đã đạt tới ngưỡng “cảnh giới”.

Không gian Car thì khác hẳn, phải chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân bất khả kháng như tiếng ồn, rung, lắc, nhiễu điện… Vị trí người ngồi rải đều trong không gian xe nên khoảng cách từ các loa đến tai khác nhau nên gây hiện tượng âm thanh đến tai người nghe không đồng đều… Thêm nữa loa thường ở vị trí thấp hơn hẳn tai người nghe. Những nhược điểm này ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

Công nghệ âm thanh xe hơi hiện nay vẫn được các nhà Audio nghiên cứu phát triển nhằm mục đích khắc phục những mặt hạn chế, xóa dần khoảng cách so với âm thanh gia đình. Tức là xu hướng của âm thanh Car ngày càng gần Home hơn! Điều đó có nghĩa là âm thanh Car muốn hay thì phải nhờ công nghệ.

Trước khi các cụ định nâng cấp âm thanh cho xe thì phải có kiến thức cơ bản về nó, nghĩa là ít nhất cũng phải biết khái niệm các dải tần, thể loại nhạc mình thích và thường xuyên nghe… Với ai đã từng sử dụng âm thanh Home hoặc xem phim thì sẽ hiểu hơn mục đích, định hướng nâng cấp âm thanh cho xe hơi. Có cụ chưa từng có khái niệm hoặc kiến thức gì về âm thanh nhưng cũng tư vấn, chém gió hoặc mấy lái buôn tư vấn với mục tiêu chính là “bán hàng”… Những thể loại nhạc phổ biến trên 4b:

– Nhạc vàng, trữ tình (chậm): Đòi hỏi độ chi tiết các dải, đặc biệt là mid tốt để thể hiện giọng ca sĩ, bass không cần công suất lớn nhưng phải mềm và sâu (chậm thì mới có thể đạt được). Bass thế này nếu chơi nhạc dance sẽ yếu.
– Nhạc trẻ, dance (nhanh): đòi hỏi bass phải khỏe, căng để đáp ứng tiếng trống dồn dập. Âm thanh không cần quá chi tiết. Do đó bass không cần mềm và sâu (ngược ở trên vì với thiết bị tạo tiếng bass dồn dập thì sẽ khó có thể xuống sâu được).
– Nhạc không lời: đòi hỏi thể hiện chi tiết tiếng nhạc cụ và phần lớn thiên về dải trung, cao.

Khi đã có ý định nâng cấp âm thanh thì cần phải nói rõ tên xe cùng đời, thể loại nhạc hay nghe, túi tiền, công suất mong muốn. Cũng giống Home, không bộ âm thanh nào dù cao cấp mà có thể nghe hay mọi loại nhạc. Đừng đòi hỏi bộ âm thanh chuyên trữ tình mà chơi nhạc dance hay hoặc ngược lại.
Và điều nữa là mình mua phục vụ mình nên thấy hay là được (nhiều người nghe sẽ nhiều ý kiến khác nhau, kể cả hoàn toàn đối nghịch), tiêu chí hay nhất với số tiền bỏ ra. Khái niệm hay, dở chỉ là hoàn toàn trìu tượng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cảm nhận của mỗi người. Ý kiến của em là 3 dải tách bạch, rõ ràng, không bị lẫn, méo là ok rồi các bác ạ.

Ngoài ra các bác có thể xem thêm bài viết về: Những hệ thống âm thanh ô tô tuyệt hảo trên thế giới 

Như đã biết, hệ thống âm thanh tốt phải thể hiện đủ cả 3 dải (bài hát thường đủ 3 thành phần). Dải trầm (bass) liên quan đến âm thanh tần số thấp như tiếng trống, guitar bass, bom nổ… Dải trung (mid) như tiếng người (tiếng hát, tiếng rao). Dải cao (treble) âm thanh đạo cụ bằng kim loại như tiếng chuông, dế kêu, chim hót… Âm thanh càng cao cấp thì tiếng càng trung thực.

Âm thanh xe hơi được coi là chuẩn chủ yếu sẽ phát ra từ phía trước, trên mặt taplo (coi như ca sỹ đứng ở giữa sân khấu hát) chứ không phải từ các loa, kể cả loa sub đặt ở tít đằng sau. Tốt nhất là các bác cứ nhắm mắt để cảm nhận nguồn âm thanh đến từ đâu?

Vốn có chút đam mê âm thanh, phim ảnh cho Home và Car, sau 1 thời gian nghiên cứu, tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau để tích lũy kiến thức, thử nghiệm, nâng cấp và trả giá nên em có chút kiến thức chia sẻ với các bác. Có không ít các bác mày mò, ghép thử, nâng cấp đồ 3-4 lần với học phí không hề rẻ. Nhờ các bác đó mà thế hệ sau đỡ mất phí hơn. Mục tiêu bài viết giúp các bác mới chơi món này đỡ phải mất phí khi chơi. Đặc biệt trong thời điểm hiện tại, nguồn hàng phong phú với không ít hàng fake. Đây cũng là kiến thức em tổng hợp, tích lũy từ nhiều nguồn. Khả năng cũng như trình độ hiểu biết ở mức độ giới hạn, nên các bác ý kiến góp ý, bổ sung comment ở dưới nhé.

1. Âm thanh theo xe:

1.1. Nguồn phát CD, DVD:

Hiện tại âm thanh theo xe Innova và các dòng tầm trung khác (khoảng < 1.2 tỷ) thường có CD, DVD hàng JVC, Pioneer, Kenwood, Panasonic… tùy vào từng phiên bản. Các chức năng chính như sau:

– Đọc nhạc mp3 từ USB. Tuy khá tiện dụng nhưng nhạc mp3 lại có chất lượng không cao.
– Kết nối nguồn nhạc bằng đường AUX. Kết nối này cho chất lượng nhạc cũng không cao.
– Kết nối nguồn nhạc qua Blutooth…

Các dòng DVD của Hàn thì chất lượng âm thanh còn kém hơn (tuy nhiên nhiều chức năng hơn). Một số dòng DVD Android rẻ tiền tích hợp nhiều tính năng công nghệ tuy nhiên lại cho chất lượng âm thanh khá kém. Còn đối với các dòng DVD Androi cao cấp hiện tại thì chất lượng âm thanh cũng được cải thiện khá nhiều. Cao cấp hơn có thêm một tên tuổi đó là Alpine (trong Home audio là Luxman). 

Nói chung đầu đọc nguồn gốc Nhật Bản khá ổn, đầu đời mới có kết nối USB (từ 2011 trở đi) và Bluetooth (từ 2014). Nếu chơi đĩa CD thì cho chất âm tốt hơn là mp3 (từ USB) vốn là âm thanh đã bị cắt giảm chất lượng. Nếu nghe bằng USB thì nên sử dụng các bài nhạc có định dạng chất lượng cao như lossless, các bác có thể liên hệ trực tiếp với Carvina để được gửi tặng những file nhạc chất lượng cao. Nhiều bác thay đầu DVD của tàu với giá rẻ thì chất lượng âm thanh sẽ giảm đi một phần. Nếu chỉ nâng cấp âm thanh ở mức độ vừa phải thì không nên thay đầu nguồn gốc Nhật này.

1.2. Loa ô tô theo xe:

Loa theo xe hầu như là loại tròn đường kính 6.5 inch (16 cm) và có công suất thấp (nhìn chung loa có công suất tối đa 20w rms, 40w max), không phân tần và lấy tín hiệu trực tiếp từ đầu phát. Riêng loa cánh trước có treble rời. Một số dòng xe loa bầu dục như Altis, Prado… Thông thường thì loa bầu dục cho chất âm tốt hơn loa tròn.

Với cấu hình như vậy, loa theo xe chỉ đáp ứng được phần nào nhạc nhẹ nhàng (dải treble và mid tạm ổn), không đòi hỏi công suất lớn. Với nhạc nhanh, nhạc mạnh như trẻ hay nhạc dance thì sẽ thấy thiếu hẳn dải trầm (bass). Nếu bật to loa sẽ bị rè, tiếng méo và âm thanh sẽ rối.

Hệ thống vỏ, cách âm cũng đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng âm thanh. Thùng loa Home phổ biến sử dụng gỗ. Nhưng với xe hơi là các tấm tôn là thùng loa. Các xe thông thường vỏ tôn mỏng, cách âm kém, bị rung, ồn nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh. Các dòng xe sang thì hệ thống cách âm âm tốt hơn, do vỏ dày hơn và được dán thêm các vật liệu chống ồn, tiêu âm…

Gần đây, hệ thống âm thanh theo xe có cải thiện đáng kể. Ví dụ như Ford mà điển hình là Everest với hệ thống 10 loa hoặc CX5 2.5 với hệ thống loa Bose. Nếu không cầu kỳ chất lượng và công suất thì nên giữ nguyên. Nếu cần chỉ dán tiêu âm, chống ồn nếu thấy cần 

2. Nâng cấp dải trầm (bass):

Việc nâng cấp dải trầm để có được tiếng tốt hơn được phân chia nhiều mức độ khác nhau. Từ khoảng 1.5 cho tới 10 triệu và có thể hơn thế nữa. Ở nội dung này tôi chỉ đề cập tới những thương hiệu phổ biến ở Việt Nam ( Feelart của Đan Mạch , I-Sotec Của Đức, Davinci của Ý hoặc Helix,…). Việc đánh giá cũng có thể chưa được hoàn thiện. Nên bác nào am hiểu hơn có thể bổ sung giúp bài viết ngày càng hoàn thiện hơn ạ

2.1. Cải thiện âm thanh hiện có bằng lắp sub gầm điện:

Đây là cách đơn giản với chi phí rẻ nhất. Khoảng 2 đến 10 triệu. Sub điện phổ biến loại côn mỏng để dễ đặt gầm ghế trước, công suất nhỏ và trung bình. Loại này ít mất diện tích nên phù hợp với Santafe, Innova, CR-V cũng như dòng khoang hẹp. Loại này có công suất nhỏ nên hài hòa với loa cánh. Loa cánh lúc đó chỉ kéo dải trung và cao, còn dải trầm thì loa sub gánh. Do được tích hợp amply đi kèm nên phải trích tín hiệu từ loa cánh (vì đầu ít có đường cho sub riêng). Phổ biến là thương hiệu sub gầm từ rẻ đến đắt như sau:

– Feelart S801. Đặc điểm chung là tiếng bass căng , sâu, mềm và nội lực, phù hợp với nhạc trẻ, dance , vàng Giá thường dưới 6 triệu. 

– feelart Onesub - 4.1 kênh DSP. với việc tích hợp 5 kênh âm ly và 5 kênh DSP tạo cho không gian xe nguyên bản thật sống động,chi tiết,quyến rũ,với DSP căn chỉnh âm thanh độc lập từng loa cánh cũng như loa sub.tạo hiệu ứng âm thanh sân khấu, âm thanh vòm.tạo sự khác biệt hoàn toàn cho 1 con xe phổ thông có âm thanh như những con xe tầm 2 tỷ

I-sotec(V8 và V10 ): – Một tên tuổi cũng khá nổi gần đây là sub gầm Isotec, một thương hiệu đến từ Đức quốc xã, tầm giá cũng loanh quanh 7.5 triệu quay lại. Dòng sub này có 2 dòng chính là Sub gầm ghế Isotec V8 hoặc Sub gầm ghế Isotec V10. Với chất âm trầm ấm, chắc tiếng, cũng như Sub Isotec V8 khá nhỏ gọn và tiện dụng với thiết kế loa bầu dục nên đây được xem là lựa chọn tối ưu cho những dòng xe có gầm ghế thấp, khoang gầm ghế nhỏ hay những chủ xe cần ưu tiên về khoảng không gian sau khi lắp sub.

 

Nhìn chung, loa sub gầm là loại cải thiện hài hòa nhất với loa cánh vì công suất không lớn, đây có thể là lựa chọn của khá nhiều bác. Lợi thế loa sub gầm là chiếm không gian hạn chế nên hay đặt ở gầm ghế và nó không ảnh hưởng tới khoang chở đồ. Có khá nhiều mẫu trên thị trường, các bác có thể tham khảo thêm chi tiết từng mẫu tại: Loa sub ô tô, loa sub gầm ghế cho ô tô

2.2. Cải thiện âm thanh hiện có bằng lắp sub điện đứng:

Sub điện đứng thường mất không gian (đặt ở khoang sau), bù lại chất lượng và công suất tốt hơn sub gầm. Chất lượng âm thanh gần tương đương sub hơi. Giá cả cũng cao hơn loại trên, thường 5 đến 15 triệu. Phổ biến là thương như sau:

– PIONEER TS-WX 206A, TS-WX 303: Tiếng bass khỏe, mềm hơn hơn sub gầm, phù hợp với nhạc trẻ, dance. Giá khoảng 4.5-5 triệu.

Feelart RE-1022: Đây là sub hơi chưa đóng thùng ( vẫn có đóng thùng) với khung chậu nhôm đúc tích hợp và thiết kế nam châm kép đảm bảo sự ổn định và tuyến tính tuyệt vời ở độ động cao.Nón được làm bằng hợp kim magie.có 1 chất âm ấm.sâu,mềm và đầy nội lực...giá bán hiện tại đang là 10tr500

– I-Sotec SW-L8: Một thương hiệu âm thanh nổi tiếng đến từ Đức, với dòng này thì nếu anh em nào chơi âm thanh xe hơi đều biết đến. Sub hơi Isotec SW-L8 là sub hơi đã đóng thùng và tích hợp sẵn âm ly với công suất 500w/800w.chỉ việc cắm và chơi.giá bán đang là 9tr500

Do mấy dòng này có công suất khá lớn nên cần cẩn thận khi setup và cũng phải yêu cầu thợ có tay nghề cao. Nếu mở volume lớn (loa sub thì kéo ok) thì dễ quá tải loa cánh. Các dải không đồng đều (dải trung, cao yếu) sẽ làm cho nhạc phát ra không được hay. Sub đứng chiếm không gian nên sẽ ảnh hưởng đến khoang chở đồ, thường thích hợp cho các bác muốn chơi lớn và lên full cấu hình âm thanh trên xe rồi.

Nếu bác nào thích nhạc mạnh, các dải đồng đều thì theo dõi mục tiếp theo. Đó là thay loa cánh công suất lớn hơn để hài hòa với loa sub…

4. Độ âm thanh:

Khi mục 2 chưa thỏa mãn cái tai thì phương án này là phổ biến và phức tạp nhất. Gọi là “độ âm thanh” vì chúng ta thay thế hầu hết các thiết bị âm thanh ô tô theo xe bằng hàng chuyên dụng. Hiện này có nhiều mức độ khác nhau tùy theo túi tiền, đòi hỏi người dùng. Thông thường chi phí từ khoảng 20 triệu (Low-End) đến 100 – 200 triệu và hơn thế nữa (tầm Hi-end của Car). Hầu hết ở tình huống này những thiết bị liên quan theo xe đều được thay thế, trừ những CD, DVD đặc chủng có những tính năng đặc biệt mà thay thế đầu mới sẽ không hoạt động.

Các thương hiệu từ bình dân như Sony, Pioneer, Kenwood, Rockford Fosgate, Harman Kardon, JBL, Infinity, Polk Audio, … Loại cao cấp hơn có Feelart (Đan Mạch), Davici(Ý),ISotec (Đức) , Hertz, Alpine , Mark Levinson, Audison (Ý), Gladen (Đức), Dynaudio, Focal, Helix… Các thương hiệu lớn vẫn có các loa giá rẻ phù hợp với tầm chơi. Nhưng dù sao theo tôi thì phương án này vẫn không được khả thi bằng phương án sử dụng loa tháo xe sang ở trên nếu xét về độ chi phí tầm trung. Thường độ như phương án này thì chi phí bỏ ra khá lớn cho 1 chiếc xe, có thể lên tời vài trăm triệu

4.1. Đầu CD, DVD:

Muốn âm thanh hay, đầu tiên phải có nguồn tốt. Yếu tố quyết định là các đầu CD, DVD (Head Unit – HU). Phổ biến nhất hiện nay các sản phẩm Sony, JVC, Kenwood, Pioneer, Alpine (đắt hơn),… CD giá khoảng 4-5 triệu, DVD khoảng 8-15 triệu với dòng JVC, Pioneer. Dòng DVD Alpine giá còn có thể > 20 triệu. Hiện nay DVD Blaupunkt Sandiego 530 mới có trên thì trường với giá khoảng 8 triệu với nhiều tính năng. Khi nâng cấp HU cần chú ý các tính năng quan trọng như:

DVD Kenwood DNX893S với khả năng chơi Hi-Res audio (nhạc phòng thu):

DVD Pioneer 2din AVH-X8850BT (cao cấp hơn có Avic 8000nex, 8100nex, 8200nex với khả năng phát Hi-res audio):

– Chế độ radio: Chú ý các tải tần AM, FM có phù hợp với bước sóng nghe ở Việt Nam hay không (với ai hay nghe đài).

– Kích thước và tính năng HU: 1Din hay 2Din (tùy theo kích thước hốc HU theo xe), CD hay DVD. Thông thường vẫn cần mặt dưỡng cho HU. Đầu CD thường cho chất lượng âm thanh tốt hơn DVD. Tuy DVD hiện nay có thể đạt kích thước 7 inch nhưng thực xem hình ảnh trên HU không hiệu quả. DVD lúc đó chỉ tiện cho điều kiển cảm ứng, camera lùi, camera360, CarPlay, GPS… hoặc làm nguồn phát cho các màn DVD ghế sau. Các đầu DVD ngày nay ngày càng được hỗ trợ công nghệ xem phim như DTS, Dolby… Hiện này HU Android giá rẻ đang phổ biến, tuy được tích hợp nhiều công nghệ nhưng chất lượng âm thanh, hình ảnh còn hạn chế. Để HU Android chơi được nhạc chất lượng cao thì cần bộ xử lý riêng (có cụ thành công với USB stream), HU chỉ đóng vai trò điều khiển, tín hiệu được truyền qua HU mà không bị ảnh hưởng (nhiều cụ quan tâm vấn đề này). Hiện có đầu DVD Android theo xe CRV 2.4 bắt đầu từ đời 2015 của Mitsubishi (ROM Kitkat) là đáng chú ý. Tin vui là Pioneer, JVC… đã cho ra đời DVD Android chất lượng tốt hơn 

– Khả năng kết nối: Tuy CD cho chất lượng âm thanh tốt nhưng bất tiện khi muốn thay đổi đĩa khi lái xe. Do vậy các HU đời mới có tích hợp đọc dữ liệu từ USB, ổ cứng, kết nối không dây Bluetooth… HU theo xe thông thường có thể đọc USB với định dạng đuôi mp3 (chất lượng âm thanh kém). Các đời HU cao cấp có thể đọc được đuôi nhạc chất lượng cao như wav hoặc flac. Khi đó HU trở thành DAC. Có thể tham khảo CD JVC 2din KW-R900BT, DVD Pioneer 8750, 8850, KENWOOD DDX9903S, SONY XAV-712HD…. Riêng xe bán tải Hilux có trang bị đầu DVD Pioneer xxxx khá hay.

– DSP: xử lý tín hiệu số, thường được hỗ trợ trên các HU hoặc amply cao cấp. Nhờ DSP chúng ta có thể thiết lập cân bằng tín hiệu, xử lý dải trầm, cắt tần, xử lý tín hiệu gốc… Chúng ta có thể cắt tần riêng theo dải (tùy chỉnh) cho loa cánh trước, sau và sub… DSP được coi là linh hồn của âm thanh xe hơi. Nhờ nó mà chúng ta cảm nhận được sân khấu phía trước. Tuy các đầu CD, DVD cao cấp có DSP nhưng chất lượng không thể bằng bộ xử lý tín hiệu (mục 4.4). Khả năng thiết lập âm hình của DSP theo HU còn hạn chế.

– Time Alignment: là một tính năng quan trọng của DSP, vì quan trọng nên lôi ra mục riêng. Cho phép điều chỉnh độ trễ tín hiệu cho vị trí loa và người nghe (để các dải tín hiệu âm thanh đến tai cùng 1 lúc). Thường các đầu CD, DVD, amply cao cấp có chế độ này.

– Các đường xuất tín hiệu như đường loa trước (Front), sau (Rear), sub… Nếu không sẽ phải trích tín hiệu, làm giảm chất lượng âm thanh. Nếu xe chỉ có loa cánh + sub thì chỉ cần 2 đường out, còn nếu xe có loa cánh trước, sau và sub thì cần 3 đường out.

– Cổng quang – Optical out (nếu có xử lý âm thanh, giống kiểu DAC Home). HU có cổng quang hiện rất ít gặp. Tham khảo JVC KW-AVX716, JVC KW-AVX826…

4.2. Nguồn nhạc:

Khi đã đòi hỏi chất lượng âm thanh ô tô thì loại nhạc số phổ biến mp3 không đáp ứng được. Giống với Home, nhiều người thích nghe trực tiếp từ CD gốc. Nhưng việc thay đổi đĩa nhạc khi lái xe là một hạn chế.
Do vậy nhiều người sử dụng nguồn nhạc chất lượng cao wav, flac (thường rip từ đĩa CD) – còn gọi là lossless. Loại nhạc này dung lượng khá lớn, khoảng 400-600MB/album với 16bit. Có bác cầu kỳ hơn với flac 24bit hoặc chơi DSD. Chúng thường được lưu trong ổ cứng, USB và sử dụng HU đọc. Một số đầu theo xe hạn chế đọc nhạc chất lượng cao qua HDD hay USB. Để có được các file nhạc chất lượng cao này thì các bác có thể truy câp vào các website, các diễn đàn chia sẻ nhạc chất lượng cao 

4.3. Lưu trữ và cách phát nhạc, video:

Hiện nay việc phát nhạc, video có nhiều cách khác nhau từ kết nối trực tiếp, bằng các thiết bị chuyên dụng đến không dây… Sau đây liệt kê một số cách chơi nhạc và video phổ biến, đảm bảo chất lượng (bỏ qua USB mp3, chơi qua cổng Aux vì chất lượng âm thanh kém):

a. Sử dụng đầu CD, DVD:

Giống như Home, nhiều người thích nghe trực tiếp từ CD hay DVD gốc. Tín hiệu từ HU kết nối đến amply đa kênh, mono qua dây AV, sau đó dây loa kết nối với các loa theo vị trí được thiết lập (loa front, rear, sub…). Chất lượng âm hình thường tốt nhất vì đây vẫn là cách chơi chính của dân audio. Nhưng do đặc thù của âm thanh ô tô, việc thay đổi đĩa khi lái xe là một hạn chế, tuổi thọ đĩa bị hạn chế…

b. Sử dụng HDD, USB:

Nhiều người chọn giải pháp nhạc, video số vì sự tiện dụng, khả năng lưu trữ dữ liệu lớn nên có thể đáp ứng nhiều nguồn cũng như gu nhạc khác nhau. Khi đã đòi hỏi về chất lượng âm thanh thì loại nhạc số phổ biến mp3 không đáp ứng được nhu cầu vì đã bị cắt dải tần để giảm dung lượng. Do vậy nhiều người sử dụng nguồn nhạc chất lượng cao wav, flac (thường rip từ đĩa CD) – còn gọi là lossless. Loại nhạc này dung lượng khá lớn, khoảng 400-600MB/album. Nguồn nhạc lossless rất phong phú, chúng ta có thể tải ở diễn đàn hdvietnam. Chúng thường được lưu trong ổ cứng, USB và sử dụng HU đọc. Khi đó HU trở thành thiết bị giải mã âm thanh (DAC). Phần lớn đầu theo xe hạn chế đọc nhạc chất lượng cao qua HDD hay USB. Còn video thì phải có thiết lập định dạng riêng mới có thể chạy (xem thêm các hướng dẫn đã có).

c. Sử dụng đầu HD:

Kiểu chơi này chịu ảnh hưởng của đồ Home. Trước kia, nhiều cụ dùng đầu Dune HD để phát nhạc từ ổ cứng (bỏ qua kỹ thuật đổi nguồn). Đầu HD có thương hiệu phổ biến là Dune, Popcorn, Oppo… Tín hiệu được kết nối tới HU qua AV (audio, video đường riêng) hoặc HDMI (chung cả audio và video). Nhìn chung đầu HD cho chất lượng hình tốt, nhưng âm thanh kém. Điều này bất cập vì màn DVD nhỏ (dưới 9 inch là phổ biến) nên chất lượng phân giải video không quan trọng lắm. Mà nhạc mới là yếu tố quyết định thì là yếu thế của đầu HD. Tất nhiên có thể dùng HU làm DAC để cải thiện chất lượng âm thanh.

d. Sử dụng Ipod:

Nhiều đầu CD, DVD được tích hợp phát nhạc từ thiết bị chuyên dụng Ipod. Nhờ cụ Kim Phú update chi tiết giúp….

e. Sử dụng Bluetooth:

Các HU hiện đại đều có bluetooth, tức là cứ có tín hiệu không dây phát qua bluetooth là HU có thể nhận được (nhạc, cuộc gọi…). Chúng ta có thể vào mạng bật bài hát mong muốn (rất tiện dụng), hoặc dùng trình chơi nhạc đã có trong điện thoại. Tuy nhiên chất lượng tín hiệu phụ thuộc vào nguồn phát, giải mã của điện thoại (hay thiết bị phát tín hiệu).

f. Sử dụng điện thoại, máy phát nhạc:

Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển nên điện thoại ngày càng thông minh, được tích hợp nhiều công nghệ, trong đó là khả năng phát nhạc chất lượng cao, tích hợp DAC rất tiện lợi… Điển hình là đt LG V20, hơn nữa là V30. Điện thoại Việt Nam Bphone 2017 cũng quảng cáo tích hợp DAC rất khủng để phát nhạc tầm Hi-res :).
Hơn nữa các hãng như Sony, Pioneer còn sx ra các máy phát nhạc + DAC tích hợp giải mã được các nguồn nhạc chất lượng cao.
Khi sử dụng các thiết bị này thì HU trở thành phụ.

Phần này sẽ cập nhật dần dần vì nhiều kiến thức quá các bác ạ…

4.4. Sử dụng thiết bị giải mã để nâng cao chất lượng âm thanh:

Thông thường khi chơi nhạc số, chỉ cần kết nối nguồn phát với amply là ổn. Nhưng với những ai thực sự đam mê audio, kết nối đó chưa đảm bảo vì chất lượng âm thanh bị giảm sút nhiều. Với tín đồ Home audio, DAC (Digital Analog Converter) là một giải pháp nâng cao chất lượng âm thanh số. Hiểu một cách đơn giản DAC là bộ chuyển đổi tín hiệu số sang analog. Giá của thiết bị DAC có thể từ $200 đến $5000 và hơn nữa tùy vào mức độ đam mê và “money in pocket” :))

Với âm thanh xe hơi, công cụ khá giống DAC và được gọi là bộ “xử lý âm thanh” – gọi là DAC cho tiện. Ví dụ như Feelart DSP 12 Channels,DSP 8.3 Feelart , Davincin DSPA12,Isotec MUSICbook HQ8,H8 ,Isotec R12 ; Bitten (Audison), Alpine PXA-H800, DM-810 (AudioControl), Helix DSP 8 channels, Pioneer DEQ-7600, JL Audio Fix 86, Clarion Z3…

Thiết bị DAC xử lý tín hiệu số (Digital) từ nguồn phát (HU hoặc HD) và chuyển tín hiệu Analog sang amply, mô hình này mới thực sự cho chất âm nuột hơn (giống Home audio thôi). Để có tín hiệu số thì cần HU có optical out (dòng này rất ít mới chuối :() hoặc đầu HD. Công nghệ này gọi là Full DA.

Ngoài chức năng xử lý tín hiệu, DAC còn cho phép thiết lập vị trí nghe nhạc trên xe tùy vào nhu cầu nghe nhờ công nghệ DSP (đặc thù cho Car audio). Với công nghệ DSP, hiệu ứng sân khấu rõ ràng hơn so với DSP của HU, âm thanh rót vào tai người nghe một cách đồng thời, không bị tín hiệu nhanh hay chậm do vị trí loa cách người nghe không giống nhau nhờ thiết lập “Time Alignment”.

4.5. Amply và loa:

Âm thanh theo xe có loại là stereo (phổ biến với các xe thông thường) hoặc 5.1, 7.1 (mô hình giống bộ xem phim Home). Trước khi tìm hiểu thì các cụ chú ý về tần số đáp ứng, độ nhạy, công suất để sao cho amply phù hợp với loa. Loa có độ nhạy càng cao thì càng dễ đánh, kể cả amply có công suất bé. Một bộ âm thanh tốt (loa, amply) là phải đáp ứng dải tần từ siêu trầm, trung, cao… Vấn đề phối ghép hợp hay không giữa amply và loa luôn là vấn đề nóng bỏng của Home. Nhưng với Car thì hơi khó vì điều kiện lắp ghép hơi khó, nguồn hàng cũng không phong phú như home. Hiện tại các cụ hay ghép Âu (Mẽo) với Âu (Mẽo), hoặc amply Nhật với loa Nhật (Mẽo). Chờ cao thủ nào khác lên tiếng hoặc hôm nào em gúc tây lông xem có thông tin gì mới không.
Cách căn chỉnh hệ thống loa, phối ghép đề cập ở mục sau.

– Âm thanh Stereo: hệ thống loa được bố trí cân bằng, đối xứng dọc 2 bên xe. Thông thường bố trí 2 cặp loa cánh trước (Front) và sau (Rear) và l loa Sub. Khi đó loa cánh gánh dải treble, mid là chính. Loa cánh trước thường 2 way (treble có hốc trên góc gắn riêng), loa sau đồng trục (chung treble, mid) vì chỉ có 1 hốc loa (muốn chơi treble riêng thì phải đục taplo). Chúng ta có thể chơi amply 2 kênh, 4 kênh kéo loa cánh và amply mono kéo riêng loa sub. Chơi thế này hơi tốn vì phải dùng 2 amply nhưng sẽ dễ hơn nếu nâng cấp. Trước kia các cụ hay chơi như vậy vì kinh nghiệm chưa có, toàn tự mày mò và trải nghiệm. Nhưng bây giờ nên 

chơi chơi 1 amply 5 kênh, 6 kênh cho tiết kiệm, nguồn hàng cũng không khó kiếm. Trong 1 số tình huống có thể đấu 2 cầu thành 1 để kéo loa cánh hay sub có công suất lớn hơn so với 1 kênh thông thường.

Loa cánh phổ biến là Feelart, Isotec, Pioneer, Kenwood, Nakamichi, JBL, Infinity, Morel  Hertz, Dynaudio, Focal… Giá phổ biến từ 2 đến 25 triệu/cặp. Một số thương hiệu Hiend thì Feelart UT-6.2 ,UT-6.3,Isotec HQ165 3,2 MOREL-ELATE,SUPREMO, FOCAL-UTOPIA… thì giá còn đắt hơn nhiều nữa. Mỗi thương hiệu mạnh 1 thể loại nhạc. Phân biệt đẳng cấp loa là cục phân tần (càng to, nặng thì càng ngon :)) ). Loa ô tô có trở kháng 2 hoặc 4 ôm. Nên chọn kích thước loa phù hợp với hốc sẵn có nếu không muốn đục khoét. Có loa cánh tròn hoặc bầu dục với kích thước khác nhau (tùy loại xe). Các loa độ thường có chiều dày lớn hơn loa theo xe nên dễ bị nước mưa qua khe cửa kính chảy vào phần nam châm gây hỏng, do vậy cần có nón bảo vệ. Công suất loa cánh phổ biến 50-100w RMS. Công suất amply thường nên tương ứng hoặc lớn hơn khoảng 10-20% so với loa (kinh nghiệm ghép đồ Home nói chung). Loa sub thường có kích thước 10, 12, 15 inch… Một số xe không gian chật (như bán tải, 7 chỗ) có thể dùng loa bass côn mỏng như Innova, Carent… như dòng TS của Pioneer. Trước kia côn mỏng cho công suất nhỏ nhưng giờ đã được cải thiện. Ví dụ như Pioneer TS-SW2502S4 cho công suất max 1200w, 300w RMS với đường kính loa 10 inch (250mm)…

+ Nghe nhạc nhẹ nhàng, trữ tình: chỉ cần công suất loa cánh khoảng 50-60w RMS, tương ứng công suất loa sub chỉ cần dưới 150w RMS. Để tăng chất lượng dải trung (là tiếng hát), có cụ độ thêm loa mid ở góc chữ A. Loa Mid đó sẽ rót thẳng tiếng vào tai thay vì chỉ từ cánh lái. Thông thường ở trường hợp này là 3 way, loa cánh bên dưới chỉ hỗ trợ dải Mid dưới, cận Bass. Loa sub ở trường hợp này cần tiếng mềm, sâu (<50Hz là tốt nhất). Thương hiệu nên chọn là Feelart, Isotec,  Hertz, Focal, Morel… Nếu có điều kiện kinh tế nên chọn amply class A, AB vì sẽ cho âm thanh chi tiết hơn (nhưng hơi nóng và tốn $, nếu lắp không nên chọn chỗ chật chội).

Nếu không cần nghe to và tiết kiệm chi phí (amply) thì các cụ đấu thẳng loa vào HU, loa cánh lúc đó phải có cs nhỏ (<50 rms). Một số dòng loa Isotec MTX, Pioneer, JBL, Hertz,… có công suất nhỏ chỉ khoảng 1.2 đến 2.0 triệu/cặp. Đây là giải pháp khá tiết kiệm và hợp lý cho ai muốn nâng cấp nhẹ nhàng.

+ Nghe nhạc trẻ, dance: loa cánh nên có công suất khoảng 80-100w RMS (4 ôm), loa sub công suất khoảng 250-300w RMS. Với tiếng bass mạnh mẽ thì nên chọn thương hiệu Feelart, Isotec, JBL, JL, Hertz (có dòng chuyên nhạc này) có tần số đáp ứng 50Hz là OK… Nên chọn sub double coil để có công suất tốt hơn. Một số hãng sản xuất loa cánh 3 way, 4 way nhưng do khoang cánh cửa hạn chế về chiều sâu, độ rung (do tôn mỏng) nên thường không phát huy được dải trầm, chỉ ở mức độ Mid-Bass. Amply nên chọn là class D.

Với ai muốn nghe như quán bar thì loa sub cần công suất hơn nữa, khoảng 350-500w RMS, hoặc có thể ghép 2, 3 loa sub… Lúc đó cần tăng cường thêm loa mid, treble để tránh dải bass vượt trội. Một số xe còn thiết kế riêng cho tiệc ngoài trời khi bố trí dàn loa khủng ở cốp sau với hệ thống đèn hiệu ứng (xem thêm ở các mục sau). Quá trình thiết kế hệ thống cũng như lắp ráp sẽ phức tạp hơn nhiều.

– Âm thanh 5.1: Công nghệ xem phim ngày phát triển với hiệu ứng ngày càng sống, như thật với DTS, DTS-HD, DTS-X, Dolby Atmos… Những công nghệ này cũng được áp dụng trên xe với một số dòng xe (Hàn chẳng hạn). Những xe được thiết kế loa ở giữa mặt taplo thì chính là Center (nơi phát ra dải trung). Ngoài ra có các loa cánh trước (làm Front), cánh sau (làm Surround), loa sub kèm theo amply 5.1 (5+1= 6 kênh kéo 6 loa đó). Với phim công nghệ 5.1 thì chúng ta như đang ở trong phim khi các hiệu ứng âm thanh theo các hướng khác nhau. Để xem thì phải có đĩa DVD 5.1 nhưng đĩa gốc đắt, đĩa rẻ tiền thì chất lượng kém. Thực tế chúng ta nghe nhạc là chính, âm thanh Stereo vẫn phổ biến và hay hơn 5.1 ( hiệu ứng sân khấu trước mặt không giống như xem phim). Nguồn nhạc 5.1 hiếm, chủ yếu là dựng lại từ stereo nên chất lượng không cao (ví dụ bài Hotel Califonia). Thúy Nga Paris gần đây cũng đã sử dụng hiệu ứng âm thanh 5.1 cho phù hợp với sân khấu.

4.6. Ắc quy:

Nếu chỉ nâng cấp nhẹ nhàng, ít thay đổi so với nguyên bản thì có thể không cần thay ắc quy theo xe. Nhưng khi đã có bộ âm thanh thì việc sử dụng ắc quy có dung lượng tốt hơn, ổn định hơn vì khi khởi động, nguồn điện còn nuôi cả hệ thống âm thanh. Ví dụ dung lượng nguyên bản phổ biến 35-45Ah thì có thể thay bằng 55-75Ah hoặc lớn hơn nữa tùy vào công suất hệ thống âm thanh. Nguồn điện cho âm thanh ô tô chủ yếu 12v, tuy nhiên nó luôn bị dao động trong quá trình chạy và ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Với Home thì có thể sử dụng ổn áp, biến áp cách ly, lọc nguồn để đảm bảo nguồn điện sạch luôn đảm bảo 220v (100v…). Với car thì ít thấy quan tâm.

Đấu dây nguồn qua cầu chì:

Với những bộ âm thanh công suất lớn, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng ắc quy rời để nuôi hệ thống này, tránh ảnh hưởng đến hệ thống khởi động của xe (đương nhiên cần nguồn nuôi từ ắc quy chính). Chúng ta tham khảo các thương hiệu ắc quy chuyên phục vụ tín đồ âm thanh khi đòi hỏi chất lượng cao hơn (google “Car Audio Battery”).

4.7. Dây nguồn, tín hiệu và dây loa, phụ kiện:

Cũng như với Home, tín hiệu điện cũng như nguồn phát sạch sẽ làm âm thanh hay hơn. Vì vậy đầu tư dây nguồn tốt là vấn đề cần quan tâm, và quan trọng hơn nữa là an toàn về cháy nổ. Do dây nguồn nối từ khoang máy nên nó làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, nhiễu. Nếu dùng loại rẻ tiền sẽ nhanh xuống cấp (nứt vỡ vỏ hay chảy lớp cao su bảo vệ…), gây chập cháy. Hệ thống dây nguồn phải đảm bảo chắc chắn, không được ảnh hưởng đến hệ thống truyền động (tôi đã từng bị dây nguồn quấn vào trục vô lăng do thợ ẩu gây mất lái). Đầu dây nguồn phải nối với ắc quy phải có hệ thống cầu chì đề phòng chập cháy. Thường xuyên kiểm tra chất lượng dây nguồn.

Dây tín hiệu, dây loa cũng góp phần làm âm thanh tốt hơn, nên dùng loại chống nhiễu. Với loa có độ nhạy cao, khi thay dây AV hoặc dây loa tốt rất dễ phân biệt tín hiệu. Khi đi dây tín hiệu hay loa, tránh chạy song song, sát với dây nguồn vì có thể bị nhiễu tín hiệu (giống Home). Chiều dài dây tín hiệu từ HU đến amply (thường đặt dưới ghế trước) tối thiểu 1.6m. Điều này gây khó khăn vì đồ AV Home chủ yếu dài 0.8-1.5m, không đáp ứng được (nhà sản xuất đã giới hạn vì dây tín hiệu càng dài, tổn thất tín hiệu càng lớn). Do vậy để có dây tín hiệu AV có chiều dài mong muốn (khoảng 1.8m), thường phải DIY (đương nhiên hệ thống giắc phải đồng bộ)

Trước kia khi lắp đặt loa sub, chúng ta thường gắn amply cùng thùng loa cho dễ căn chỉnh, và kéo dây tín hiệu từ HU xuống, chiều dài khoảng 4.5 đến 5.0m tùy loại xe. Chiều dài lớn như vậy thì tín hiệu tổn thất nhiều (đó là với dây cỏ, nếu dùng dây xịn lại quá tốn xèng 🙁 ), do vậy theo kinh nghiệm của tôi là nên hạn chế tối thiểu chiều dài AV, có nghĩa đặt amply ở phía trên (gầm ghế) rồi kéo dây loa xuống thùng ở sau. Dây đồng rất lợi bass nên chúng ta nên chọn AV, dây loa có hàm lượng đồng cao (OFC chẳng hạn), hoặc chọn dây tín hiệu dành riêng cho Subwoofer. Kể cả hệ thống giắc đấu cũng vậy. Với hệ thống loa dải trung, cao thì nên dùng dây bạc, kẽm vì lợi dải âm (có thể dùng nguồn dây quân sự). Nếu dải nào dư thừa thì thay dây loa cũng hiệu quả. Ví dụ dư dải cao thì thay dây đồng OFC, dư dải trầm thì thay dây bạc, kẽm…
Cũng cần chú ý kích thước dây phù hợp vì một số kiểu xe có khe hở hẹp, nếu dây loa to thì không đi được.

Cần cân đối chi phí hệ thống phụ kiện cho phù hợp với giá trị âm thanh, vì nếu hệ thống âm thanh tốt nhưng phụ kiện rẻ tiền thì không phát huy được và ngược lại. Hệ thống dây loa, dây tín hiệu có thể chiếm tới 15-20% giá trị bộ âm thanh. Với hệ thống âm thanh vừa tiền (khoảng 20 triệu trở lại), có thể dùng dây loa Monster XP với giá khoảng 35k/m (lưu ý loại này nhiều hàng fake – giá còn rẻ hơn nữa). Mấy anh em Home audio đã test dây loa Monster XP và thấy chất âm cũng ổn trong tầm giá. Nếu có điều kiện, chúng ta có thể tìm hiểu dây loa “Rockford fosgate Flat 15 AWG” chuyên dùng cho âm thanh theo xe Lexus với giá không rẻ (bán ở VN >150k/m). Dây loa cho xe hơi mất khoảng 15-20m, để yên tâm hơn về nguồn gốc, các cụ có thể ship cả cuộn lớn cho yên tâm. Có cụ còn chơi cả hệ thống dây tín hiệu, dây loa đắt tiền của Home như Van den hul, Audioquest,…

4.8. Chống ồn, tiêu âm, chống rung cánh cửa, thùng loa:

Khác với đồ Home, đa số loa theo xe đều được phát từ không gian cánh bằng tôn. Với tiêu chí thùng loa phải chống rung thì như vậy là không ổn (thùng loa Home thường sử dụng gỗ MDF). Vỏ xe mỏng, ồn, có độ rung làm chất lượng âm thanh không hay, đặc biệt một số dòng xe còn sử dụng cả tấm ni lông ở trong tạo niên tiếng phẹt phẹt khi loa đánh. Trong khi đó trên các xe hạng sang, ngoài hệ thống âm thanh tốt thì vỏ cũng như hệ thống cách âm cũng hơn hẳn xe cỏ. Do vậy để âm thanh tốt hơn cần có biện pháp chống ồn, tiêu âm, chống rung cánh cửa. Bản thân em cũng như nhiều cụ mới chơi cũng coi thường việc này (chi phí từ 4 đến 6 triệu cho 4 cánh). Mục đích để âm thanh tròn hơn, chi tiết hơn và bass chắc hơn. Tất nhiên, để hay hơn thì cần chống ồn cả xe như phần nóc, sàn… tức là triệt tiêu âm thanh từ ngoài vào càng nhiều càng tốt (chi phí này có thể hơn 10 triệu)

Điều đặc biệt trong bộ môn chống ồn này thì anh em phải cực kỳ cẩn thận và kỹ tính khi sử dụng vật liệu. Chúng ta nên sử dụng các dòng vật liệu tốt hẳn, tránh hiện tượng chảy, gây mùi khi xe đậu ngoài trời ở nhiệt độ cao. Không những anh em chơi xe mà những chủ gara cũng nên lưu ý điều này để giúp cho khách hàng của mình gặp phải những rắc rối kể trên. Ngược lại thì có thể chi phí sẽ cao hơn 1 xíu, nhưng theo em nó đáng để đầu tư khi đã quyết định làm cách âm. vật liệu âm DOPOONLY V5 Germany  đây là một trong những sản phẩm cách âm tốt nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại.

Tiếp theo, việc đóng thùng cho loa sub cũng rất quan trọng, với mỗi chủng loại loa đều có kích thước thùng loa tương ứng, nên sử dụng gỗ MDF, nếu được dán chống rung bên trong thì càng tốt. Có 2 loại là thùng kín và hở (xem thêm ở mục sau). Thùng kín đòi hỏi công suất amply khỏe hơn so với thùng hở. Với những xe có không gian hẹp thì vấn đề kích thước thùng cũng gây đau đầu. Thùng lớn thì chiếm diện tích, thùng nhỏ thì không ra hết chất âm. Trừ trường hợp các cụ đam mê âm thanh nên chấp nhận hy sinh không gian. Do vậy xu hướng hiện nay chơi loa sub càng nhỏ, càng mỏng càng tốt (như 8, 10 inch) như đã đề cập ở trên. Hoặc có thể tận dụng không gian trong xe làm thùng loa, nhưng cần phải gia cố tiêu âm, chống rung, cách âm cẩn thận.

5. Lắp đặt, cài đặt và căn chỉnh âm thanh

5.1. Lắp đặt hệ thống âm thanh

Khi đã có các thiết bị cơ bản như loa, amply, HU thì chúng ta có thể tiến hành lắp đặt hệ thống âm thanh. Nên hỏi nơi định lắp thương hiệu và chất lượng phụ kiện như dây nguồn, AV, dây loa, giắc… nếu mình chưa có. Tôi cũng từng ham rẻ nên lắp ở một số gara thợ không có chuyên môn, dây dợ lởm khởm. Có trường hợp đi dây loa cánh không luôn trong ống ruột gà mà đi tắt bên ngoài, sau 1 thời gian đóng mở cửa, dây loa đã bị nghiến đứt. Một số “thợ” không hiểu cực dương âm cho dây tín hiệu, dây loa, đi ngược chiều tín hiệu chỉ dẫn… Cụ nào có chuyên môn có thể tự lắp đặt. Nếu không nên chọn các gara có uy tín về độ âm thanh, lưu ý là kể cả ở gara đó vẫn có thợ học việc, thợ ẩu. Cần tìm hiểu hệ thống phụ kiện âm thanh ở gara (dây AV, dây loa, giắc…) trước khi lắp vì những đồ này không dễ tháo, dễ thay như Home.

5.2. Cài đặt và căn chỉnh âm thanh

a. Với đầu CD, DVD thông thường

Em update sau nhé các bác…

b. Với đầu CD, DVD dòng cao cấp (có Time Alignment và DSP):

HU cao cấp hơn hẳn dòng thường là có Time Alignment, DTS, thiết lập riêng cho Subwoofer, D.T. Expander … Tôi chỉ đề cập những thiết lập chính (từ CD JVC BT-900BT đang dùng, các HU khác cũng có thiết lập kiểu tương tự):

– Time Alignment (T.A): T.A cho phép thiết lập thời gian đầu ra cho các loa. Chuẩn nhất là khoảng cách giữa đến tai người nghe như nhau. Điều này với Home thì đơn giản, nhưng với Car thì phức tạp vì vị trí ngồi, vị trí loa khác nhau. Tạo mối liên kết thời gian mô phỏng hiệu ứng này bằng cách đồng bộ mỗi loa để bù đắp cho độ trễ giữa các loa sao cho đến tai người nghe cùng 1 lúc (gọi là điểm ngọt). Hình ảnh ở dưới thể hiện rõ vấn đề này.

HU thiết lập sẵn T.A cho các dòng xe như Suv, Sedan, Minivan, Van, Truck, Wagon… (đã có kích thước, khoảng cách khá chuẩn) hoặc tùy chọn User. Trên cơ sở đó họ thiết lập vị trí nghe All (toàn bộ – chọn khi xe thường xuyên chở nhiều người), Front (nếu hay có 2 người ngồi trước), L.Front (Người ngồi bên trái – tức là chỉ tài xế), R.Font (người ngồi bên phải).

 Cut of Frequency (cắt tần hay còn gọi crossover): Khi chúng ta đã có hệ thống loa được setup riêng thì chúng ta có thể cắt tần theo chức năng như dải cao, mid, bass… (chi tiết đọc mục sau). Có thiết lập cho High Pass Filter (HPF) và Low Pass Filter (LPF) để lọc tần số cao (bỏ phần thấp) và lọc tần số thấp (bỏ phần cao). Điều này rất có ý nghĩa khi các loa được gánh vác dải tần riêng khi setup. Theo mặc định của HU thì không cắt nên âm thanh ra các loa đủ các dải nếu nó đáp ứng được (xem thông số dải tần đáp ứng của các loa). Đây cũng là lý do khi lắp ban đầu (chưa Setup), âm thanh nghe rất lởm do sự lẫn lộn giữa các dải tần trong các loa khiến nhiều cụ hoang mang

Dưới đây setup dải tần và slope (12, 18 và 24). Pioneer đề nghị (tô đậm) loa cánh không cắt tần, slope 18. Loa sub cắt ở 80hz, slope 12. Thiết lập slope còn liên quan tới khả năng của amply có đồng bộ hay không?

c. Thiết lập crossovers

Đây là thiết lập rất quan trọng, gần như quyết định chất lượng âm thanh. Như đã biết, âm thanh mà chúng ta có thể nghe được có dải tần từ thấp (có thể 20Hz) đến cao (20.000Hz). Dải này được chia thành thấp, trung và cao và các khoảng giữa. Hệ thống loa được thiết kế để làm sao tiếp nhận và phát ra cho đủ dải tần. Việc ấn định khoảng dải tần đúng với chức năng và khả năng làm việc của từngloa giúp âm thanh có chất lượng tốt hơn. Để làm được việc này, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm crossover (hiểu đơn giản là cắt và phân chia dải tần). Một câu hỏi chung là làm thế nào để thiết lập crossover trên amply và nguồn phát (HU). Trước khi thiết lập crossover, điều quan trọng là phải hiểu cách thức hoạt động của âm thanh.

Hệ thống âm thanh xe hơi thường được chia làm 2 phần. Phần dải cao (treble), dải trung (mid) thường được setup cho loa cánh trước (Front) hoặc cánh sau (Rear). Phần dải trầm setup cho loa sub (có thể đặt gầm ghế hoặc ở phía sau). Nội dung này sẽ đề cập tới một số cấu hình và cách thức hoạt động cho âm thanh xe hơi.

1. Hệ thống thứ nhất: Gồm loa Front (passive-thụ động) & Subwoofer

Thiết lập crossover sẽ phân chia các tần số cho loa trung (mid) và loa treble bằng cách thiết lập HPF. Nó ngăn chặn các tần số âm trầm thấp mà loa không được thiết kế để chơi hiệu quả. Sau đó crossover thụ động sẽ chia thêm các tần số giữa treble và mid (trong trường hợp hợp 3-way, tức là 3 loa riêng cho treble, mid, sub). Loa siêu trầm sử dụng LPF để chặn các tần số cao không phù hợp với thiết kế.

Các tùy chọn Slope (độ dốc) trong âm thanh xe hơi thường là 12dB, 18dB hoặc 24 dB. Nếu điều chỉnh được, hãy thử chuyển đổi Slope và lắng nghe chất lượng âm thanh có thay đổi không?

Slope 12 dB cắt giảm dần dần cho tới khi tắt, hữu ích trong xe coupe hay sedan có loa siêu trầm. Vật liệu ghế ngồi sau đóng vai trò như một bộ lọc có thể giảm biên độ dải bass cao.

Slope 24 dB cắt giảm đột ngột và thường được sử dụng trong xe thiết kế theo dạng mở như hatchback, wagon và SUV mà tiếng bass không bị lọc qua vật liệu ghế. Khi độ dốc thay đổi đột ngột thì có sử dụng một điểm cắt tần hơi thấp giữa treble và mid mà vẫn an toàn.

Đề nghị điểm khởi đầu:

– Hệ thống loa Front: HPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

– Subwoofer (s): LPF= 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

2. Hệ thống thứ hai: Loa Front (thụ động), Loa Rear đồng trục & Subwoofer (s)

Sự giao nhau các loa front và loa siêu trầm (s) là giống với hệ thống đầu tiên. Sự khác biệt duy nhất là có thêm loa đồng trục sau. Hầu hết các loa đồng trục không có crossover, thay vào đó sử dụng một bộ lọc để chặn tần số thấp tới loa treble.

Bộ lọc này thường được hàn vào mặt sau của loa. Nếu các loa đồng trục sử dụng cắt tần thụ động, crossover nên thiết lập tương tự như loa front nêu trên.

Đề nghị điểm khởi đầu:

• Loa Front: HPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

• Loa Rear đồng trục: HPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

• Subwoofer: HPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

Lưu ý: Cả hai hệ thống một và 2 giả định các loa có đường kính bằng hoặc lớn hơn 5.25inch. Thông thường loa cánh kích thước càng nhỏ thì khả năng kéo dải thấp càng yếu, công suất càng yếu đi. Nếu loa có đường kính nhỏ hơn 5.25inch, tần số cắt HPF có thể cao hơn 80 Hz. Đầu tiên bắt đầu với 300 Hz giảm xuống một cách từ từ, đồng thời nghe nếu thấy dấu hiệu của méo tiếng (stress) của dải trung (như tiếng hát) thì dừng lại và tăng lên một chút để hết bị méo. Lấy đó là điểm mốc và nên cộng thêm 5-10 Hz làm điểm cắt HPF cho an toàn.
Cả hai hệ thống 1 và 2 sử dụng cắt tần thụ động (passive) là các cấu hình âm thanh phổ biến trong xe hơi. Thiết kế cao cấp hơn được gọi là cắt tần chủ động (Active) giống mô hình Home Audio. Active sử dụng cắt tần điện tử để phân chia tần số cho các loa trong hệ thống. Nếu không cắt tần thụ động sẽ được sử dụng. Đọc thêm các bài viết về các loại loa và cách sử dụng hiệu quả.
Với một hệ thống cắt tần điện tử, cần phải thiết lập: High-pass (lọc tần cao cho loa treble), Band-Pass (lọc tần trung cho loa mid) và Low-pass (lọc tần thấp cho loa sub). Điều này cho phép gửi dải tần thích hợp cho mỗi loa. Dải tần đề nghị cho các loa có thể thay đổi, phải tìm hiểu thông tin từng loa trước khi cắt tần cho chúng. Khi đó cần một amply có khả năng tạo ra các bộ lọc thích hợp.

Một giải pháp khác là sử dụng DSP – bộ xử lý tín hiệu số (như Feelart, Isotec..…). Một bộ DSP sẽ cung cấp thêm Slope và nhiều điểm cắt tần cũng như nhiều tính năng tinh chỉnh hữu ích khác. Lợi thế của hệ thống Active là nó cho phép bạn kiểm soát hầu như vô hạn các điểm cắt crossover và Slope. Điều này cho phép cân bằng chính xác hơn giữa các loa. Nó cũng cho phép mỗi loa có cân bằng riêng. Điều này là sự khác biệt giữa hệ thống âm thanh hay và một hệ thống âm thanh công suất lớn.

3. Hệ thống Ba – Front 2-Way (active) & Subwoofer

Trong hệ thống này, sử dụng cắt tần điện tử dải cao (Hight-Pass) cho loa tweeter, mức vừa (Band-pass) cho loa trung và thấp (Low-pass) cho loa siêu trầm.

Đề nghị điểm khởi đầu:

• Treble: HPF = 5.000 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

• Mid: BPF = 80 Hz HPF & 5.000 Hz LPF (12 db hoặc 24 db Slope)

• Subwoofer: LPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db Slope)

Hệ thống tiếp theo là biến thể của kiểu này, nhưng sử dụng loa cắt tần thụ động (passive) cho loa Rear. Loa Front vẫn là Active, nhưng loa Rear chỉ cần 2 kênh khuếch đại và HPF.

4. Hệ thống Bốn: Loa Front 2-way (active), Loa Rear (passive) & Subwoofer 

Đề nghị điểm khởi đầu:

• Front Treble: HPF = 5,000 Hz (12 db or 24 db Slope)

• Front Midrange: BPF = 80 Hz HPF & 5,000 Hz LPF (12 db or 24 db Slope)

• Rear (Passive): HPF = 80 Hz (12 db or 24 db Slope)

5. Hệ thống Năm: Loa Front 3-way (active) & Subwoofer(s) 

Hệ thống tiếp theo này sử dụng loa Front 3-way active với một loa treble, loa trung nhỏ và loa trầm lớn hơn (gọi là Woofer hoặc Mid-Bass) để tạo sự cân bằng và hiệu quả hơn so với các thiết lập 2-way. Thiết lập này sẽ đòi hỏi thiết lập riêng cho 3 loa và Subwoofer. Thiết lập BPF lúc đó được chia thành 2 thành phần là dải cao (Mid) và thấp (Woofer).

• Treble: HPF = 5.000 Hz (12 db hoặc 24 db)1

• Midrange: BPF = 500 Hz HPF & 5.000 Hz LPF (12 db hoặc 24 db)

• Woofer: BPF = 80 Hz HPF & 500 Hz LPF (12 db hoặc 24 db)

• Subwoofer: LPF = 80 Hz (12 db hoặc 24 db)

Hệ thống cuối cùng sử dụng Front 3-way active và loa siêu trầm (như hệ thống này), nhưng có thêm loa Rear bị động. Như đã biết, loa Rear sử dụng cắt tần thụ động, chỉ cần hai kênh và HPF.

6. Hệ thống Sáu: Front 3-way (active), Rear (passive) & Subwoofer

• High Pass (Front Tweeters) = 5,000 Hz (12 db or 24 db slope)

• Band Pass (Front Midranges) = 5,000 Hz low pass – 500 Hz high pass (12 db or 24 db slope)

• Band Pass (Front Woofers) = 500 Hz low pass – 80 Hz high pass (12 db or 24 db slope)

• Low Pass (Subwoofers) = 80 Hz low pass (12 db or 24 db slope)

Ghi chú: Các điểm khởi đầu cho setup nêu trên có thể thay đổi dựa trên các thông số của loa được sử dụng cũng như sở thích nghe, nhưng nên được coi là lý tưởng.

c. Với xe sử dụng hệ thống xử lý âm thanh:

Với hệ thống này, để setup được điểm ngọt cho các vị trí nghe thì cần dùng hệ thống mic chuẩn + pm setup chuyên nghiệp. Việc setup này tốn khá nhiều thời gian, công sức, money :).

Bạn đang xem: Âm thanh ô tô, âm thanh xe hơi mà ai cũng phải biết
Bài trước Bài sau
Bình luận (3 bình luận)
binh-luan

Irrerve

22/10/2022

Huang JF, Chuang YH, Dai CY, Yu ML, Huang CF, Hsiao PJ, et al buying cialis online safely

binh-luan

Eurogeome

23/06/2022

https://newfasttadalafil.com/ - buying generic cialis online safe Bpqnmf Sortie Priligy En Australie Jpfxtv buy cialis online us Ptdogr https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Cialis De 5 Miligramos

binh-luan

promfonna

15/04/2022

Ycxyct Info On Cephalexin 250mg https://bestadalafil.com/ - buy cialis without prescription Amoxicillin Skin Treatment estradiol Estrogen female hormone secreted by the ovaries. daily cialis online Arabic and also Jewish medical influences continued to spread across the Mediterranean and Greek and Roman learning was integrated into the literature. Lalwav https://bestadalafil.com/ - Cialis

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: